28/7/12

Thuốc lá tình yêu

Nghiện thuốc lá suốt nhiều năm, anh không tài nào bỏ được. Chỉ còn cách giấu người yêu hút vụng trộm. Cô đành bỏ qua, vờ như không biết người yêu vẫn lén lút "hôn môi" với những chiếc đầu lọc thuốc lá.
Có lúc bực quá, cô cũng cằn nhằn:
- Hút thuốc lá ngon không? - Cô nhíu mày hỏi.
- Không ngon lành gì cả, nhưng không thể không hút.
- Em và thuốc lá, anh chọn ai?
- Cả hai. Em có cằn nhằn anh thì anh cũng không thể ngừng yêu em.
Còn nhớ hồi mới quen nhau, anh hút thuốc nhiều kinh khủng. Cứ rảnh ngón tay ra là lại thấy điếu thuốc kẹp giữa ngón trỏ và ngón giữa. Lúc thức đêm viết báo cáo thì càng khỏi nói, hút như đang tham gia cuộc thi hút thuốc lá nào đó. Cô thường ngạt thở, rát họng vì khói thuốc của người yêu.
Sau khi yêu nhau, anh mới bắt đầu bớt dần thuốc lá, những lúc vui vẻ ngồi quán với bạn bè, thường lẻn ra ngoài toa-lét một lúc châm điếu thuốc rồi vào ngay. Có lần vẫn bị bắt quả tang khi ai cũng ngửi thấy trên người anh mùi thuốc lá trộn với mùi nước hoa và nước tiểu của toa-lét công cộng, họ khẽ nhăn mặt.
Lần ấy, cô giận người yêu ghê lắm, cãi nhau to, chiến tranh lạnh suốt mấy ngày.
Có tối trời đẹp, trăng sao sáng lấp lánh, hai người bên nhau tận hưởng những giây phút lãng mạn của tình yêu, cô ngả vào lòng anh rồi... im bặt.
Anh cúi đầu xuống hỏi:
- Sao em tự dưng im ắng thế?
- Lúc nãy anh vừa hút thuốc lá à?
- Anh... à ừ... - Anh ấp úng.
Cô lập tức đẩy anh ra, đứng lánh sang một bên.
- Có một điếu thôi mà... anh không nói dối em! - Anh khổ sở cầu hoà.
- Sao anh không thể vì em mà bỏ thuốc lá đi? - Cô giận dỗi, và xen lẫn cả thất vọng.
- Em hãy cho anh một thời gian nữa được không?
- Em chỉ muốn tốt cho anh thôi, anh có biết không hả?
Kỷ niệm ba năm yêu nhau, họ hẹn nhau ra bãi biển kỷ niệm. Trên xe ô tô, bất ngờ cô sờ tay thấy một bao thuốc hút dở dưới khe ghế ngồi.
Cô không giận, như thể đã quen với việc ấy, nhưng cô giữ luôn bao thuốc. Anh sợ hãi nhìn người yêu, cô không có ý định trả bao thuốc cho anh.
- Anh hứa với em đi, anh hút nốt ba điếu cuối cùng trong bao thuốc này, rồi đừng hút nữa nhé!
Không nói nên lời, có điều gì cảm động dâng lên ăm ắp quanh đó. Anh chỉ biết cười ngượng nghịu, gật đầu.
Lúc ấy cho dù bắt anh lên rừng gươm, xuống biển lửa, anh cũng sẵn lòng.
Cô cũng biết bỏ thuốc lá đâu phải một sớm một chiều. Chỉ có điều, thấy người yêu không quyết tâm làm việc đó, cô muốn nghĩ cách giúp người yêu mình bỏ thuốc. Nào kẹo cai thuốc, thuốc đặc trị dứt cơn nghiện thuốc lá... cô đều cố mọi cách mà chẳng mang lại kết quả gì.
- Hay là em cũng học hút thuốc là, rồi em nghiện thuốc, rồi em sẽ cai thuốc làm gương cho anh?
- Ngốc lắm, có ai làm thế bao giờ!
- Biết đâu sẽ có tác dụng?
- Tại sao em lại phải ép mình làm cái điều chính em không muốn?
- Vậy làm thế nào để anh cai thuốc đây? - Cô lo lắng hỏi.
- Anh đã cố hết sức rồi! Ngốc ạ!
Vào giữa chợ đêm trung tâm thành phố, cô kéo anh vào hàng chụp ảnh Hàn Quốc, nhét đồng xu vào máy ảnh, rồi dán tấm ảnh nhỏ của mình vào ví anh:
- Lúc nào anh định bật diêm châm thuốc lá, anh hãy nhìn hình em!
---
Giằng co nhiều năm, anh phát chán vì việc cai thuốc như một bóng ma lởn vởn bao quanh họ, làm họ xung đột, giằng co, coi thường nhau, trách móc nhau, rốt cuộc, anh đề nghị chia tay nhau!
Họ cùng để nước mắt rơi suốt một đêm, sau khi gác máy điện thoại, tối hôm ấy. Anh chờ cô bỏ máy trước, rồi mới gác máy, kết thúc cuộc tình suốt mấy năm.
Cô sống nhẹ nhõm, nhưng cứ cảm thấy như cuộc sống đã thiếu đi thứ gì đó. Dường như anh đã tan biến đi trong cuộc đời cô, những vấn đề khó khăn quanh việc cai thuốc cũng tan biến đi. Nhưng giờ đây, cứ mỗi khi có ai hút thuốc, ngửi thấy hơi khói ấy, cô lại nhớ người yêu cũ da diết. Cô nhớ mùi thuốc lá trên người anh.
Nhớ tha thiết những giây phút ngả đầu lên vai anh, vai anh có mùi khói thuốc. Nhớ những lần anh tìm trăm phương nghìn kế để xua đi mùi khói thuốc ám quanh mình.
Cô bắt đầu điếu thuốc đầu tiên của mình như thế. Lúc ấy, nỗi nhớ anh trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết.
Cô bắt đầu điếu thuốc thứ hai trong căn phòng, khói mờ bao phủ khắp, cả đệm ga giường có mùi khói thuốc, cũng như đã biến thành những chăn gối ám khói của anh ngày xưa mà cô từng căm ghét.
Ngửi thấy hơi thuốc phảng phất đâu đây, cô mới an tâm chìm vào giấc ngủ.
Ngày nối ngày qua, cô không thể xa điếu thuốc lá nữa. Là nghiện thuốc, là yêu cơn ghiền ấy, tất cả cảm xúc không còn rõ rệt nữa. Cô chỉ biết là mình đã nghiện.
Một năm sau, họ gặp nhau bất ngờ ở góc phố. Như những người bạn cũ đã lâu không gặp gỡ, họ ra bờ biển ngồi hàn huyên. Cô đã gầy xanh đi rất nhiều, anh nhìn cô thương xót, đó có lẽ là vì lỗi lầm của anh.
Cô châm lên một điếu thuốc.
- Em hút thuốc? - Anh kinh ngạc nhìn cô.
- Vâng. Anh hút không? - Cô rít một hơi thật sâu, đưa cả gói thuốc cho anh.
- Không, anh bỏ thuốc lá rồi!
- Hả? Anh bỏ thuốc hồi nào? - Cô kinh ngạc nhìn anh.
- Nửa năm trước, vì một người anh yêu.
Cô lặng đi. Điếu thuốc giữa ngón tay run rẩy. Bao năm yêu nhau, tha thiết như thế, chỉ hy vọng người yêu bỏ thuốc lá, vậy mà không mạnh bằng một người yêu gặp sau đó nửa năm.
Cô cảm thấy mình đã thất bại hoàn toàn, trong đời, trong tình cảm.
Và cô im lặng ngồi hút hết những điếu thuốc còn lại.
- Và em, vì sao bây giờ em lại nghiện thuốc lá?
- Từ một năm trước, vì một người em yêu.
- Vậy... có phải vì em muốn giúp anh ta cai thuốc không? - Anh nghĩ đến một người nào đó đã đến thế chỗ mình trong đời cô. Hay đó là mình, một năm trước là lúc anh đòi chia tay.
Anh mở ví ra, đưa cô xem tấm ảnh nhỏ nhoi còn trong đó.
- Đây là người đã giúp anh cai thuốc, vì anh muốn được quay trở lại bên người đó!
Cô nhìn nhoà đi trong nước mắt, những giọt nước mắt to lăn xuống dọc theo gò má.
- Anh đã bỏ thuốc lá rồi. Giờ hãy để anh giúp em bỏ thuốc, có được không?
 

26/7/12

Tất cả đã quá muộn


Anh nói lời chia tay rồi lẳng lặng đứng cách xa cô trong bến xe bus vắng lạnh sau một chiều mưa. Xe xuất bến, anh cũng chọn một góc ngồi rất xa cô. Cô nhìn anh từ phía sau, lặng lẽ khóc… nước mắt chực trào ra khiến bờ mi cô không dám hé. Cô nhắn tin cho anh vỏn vẹn ba chữ “em đồng ý”.
Cô cố tỏ ra mình bản lĩnh dù tận sâu đáy lòng quặn thắt nỗi đau. Những ngày này, cô sống trong lo lắng, u hoài, sợ hãi để rồi nhiều lúc tỏ vẻ bất cần với anh. Và vô tình điều đó khiến anh nghĩ rằng cô không còn yêu anh nữa. Chiều nay, anh chọn con đường xa nhất ra bến xe để có thời gian nói với cô lời chia tay.
Cô đồng ý để anh rời xa cô vì cô biết như thế tốt hơn cho anh và tốt hơn cho cô. Có lẽ, cuộc đời cô đã quá nhiều nước mắt, cô không muốn khóc trên vai anh thêm một lần nào nữa. 22 tuổi, cô không nhớ mình đã khóc bao nhiêu đêm. Quá khứ đối với cô nhiều nỗi đau và bây giờ cô cũng đau không kém. Hôm nay, khi cô biết mình mang trong mình giọt máu của anh cũng là ngày anh nói lời chia tay với cô. Anh quá trẻ con đến nỗi không nhận ra được cô đang rất buồn, cô đang lo lắng, đang suy nghĩ rất nhiều về một điều gì đó. Anh chỉ đơn giản để biết trách móc cô sao không quan tâm, sao không nói nhớ anh như ngày đầu… Cô cũng không muốn trách anh vì cô biết cô là mối tình đầu của anh, anh chưa từng trải, chưa từng yêu.
Những ngày sau đó, cô có gặp anh hai lần. Nhìn vào mắt anh, cô biết anh yêu cô rất nhiều và cô cũng thế. Có lúc, cô không giấu nổi nỗi niềm, gục mặt trên bàn rồi bật khóc. Anh chở cô về, bàn tay anh nắm chặt tay cô nhưng cô cố tỏ ra vô cảm. Tối đến, anh nói với cô anh muốn trở về những ngày trước đó. Nhưng cô không thể… Và rồi, anh trả cô về với những ngày chưa quen anh với một lời cảm ơn tất cả những gì cô đã dành cho anh. Cô khóc, những giọt nước mắt lăn dài, mặn chát và xót xa.
Cô lẳng lặng giải quyết mọi việc một mình và cũng lẳng lặng chịu đựng nỗi đau mà có lẽ là cái giá cô phải trả cho cuộc đời. Cô đã không đủ can đảm để giữ lại đứa trẻ dù biết nó vô tội. Quá khứ cô cũng đã từng sai lầm. Cô đau lòng nhưng không thể có một chọn lựa nào khác. Anh từng nói nếu chuyện đó xảy ra, anh sẽ không cho cô từ bỏ nó, sẽ cố gắng như bao đôi bạn trẻ vẫn làm được. Nhưng cô không suy nghĩ giống anh, cô còn gia đình, còn những kì vọng in hằn trên mái tóc bạc pha sương, trên gương mặt già nua khắc khổ của mẹ cha, còn rất nhiều dự định cô chưa thực hiện… Cô không đủ can đảm… Cô nguyện cầu bao đêm xin anh một lời tha thứ, xin cả chúa trời.
Cô cố gắng xem anh như một người bạn, nhưng anh đã không giúp cô điều đó. Anh lạnh nhạt, cố tìm mọi cách rời xa, cố tìm mọi cách xóa đi kí ức về cô mà không biết cô đang rất đau.
Ba năm sau, sau một thời gian rất dài không vào facebook, không online yahoo, cô gặp lại anh trong quán café ấy, cái quán café một thời anh và cô vẫn thường ghé vào cuối tuần. Lần cuối cùng đi cùng anh đến đó là tối thứ 6. Ba năm qua, cô vẫn giữ thói quen đến quán café ấy vào tối thứ 6 hàng tuần. Cô nghe không biết bao nhiêu bản nhạc, có những bản tình ca anh đã từng hát tặng cô. Chiếc bàn ấy, cô ngồi một mình, nhưng lần nào cũng gọi hai tách café đen. Cô không biết anh có hay đến đây không, nhưng từ ngày xa anh, hôm nay là ngày đầu tiên cô gặp lại anh. Anh trông chững chạc, “man” hơn, đẹp trai hơn thì phải, và bên anh có một người con gái, trông hai người rất hạnh phúc. Cô nhận ra anh từ khi anh bước chân vào, nhưng anh chỉ nhận ra cô khi vô tình quay lại góc quán. Anh dắt cô bạn gái đến ngồi cùng cô. Cô mỉm cười chào anh như một phép lịch sự. Anh vui vẻ bình thường và giới thiệu cô bạn đi cùng là người yêu. Cô ngồi lại cùng anh một chút, hỏi han xã giao vài câu rồi xin phép ra về. Không biết, anh đã đủ trưởng thành và tinh tế để nhận ra nỗi buồn giăng kín trong mắt cô, trong nụ cười có vị mặn đắng trên bờ môi?
Cô chạy xe một mình trên con đường quen thuộc mà nước mắt cứ rơi, nhạt nhòa. Sau buổi tối ấy, anh có hẹn cô café và ăn tối với người yêu anh hai lần nhưng cô từ chối. Cô không muốn gặp vì không muốn làm mình đau thêm nữa.
Ba tháng sau lần gặp lại, anh gửi cô tấm thiệp hồng in tên anh và người con gái ấy. Cô mỉm cười rồi thấy lòng quặn thắt. Dường như cô đang cảm thấy mất đi một cái gì đó rất thiêng liêng, cái cảm giác như đợi chờ một điều gì đã rất lâu mà cuối cùng mới biết mình chờ vô ích!
Anh mời cô và chồng cô đến dự tiệc cưới của anh. Chả phải là bữa gặp anh ở quán café, cô gật đầu khi anh hỏi “em có gia đình rồi chứ?”. Cô còn nói thêm, “một chồng, hai con rồi anh ạ”.
Ngày cưới anh, cô đến dự một mình. Lặng nhìn anh từ ngoài sảnh cưới, cô mỉm cười chúc phúc cho anh một cách chân thành, và cũng không tránh khỏi những khoảnh khắc mơ mình đang đứng cạnh anh. Cô rót ly rượu hồng uống cùng anh rồi xin phép đi ngay sau khi cạn chén rượu.
Một năm sau ngày cưới, anh giờ đã là bố của một cậu con trai kháu khỉnh. Anh có một gia đình hạnh phúc, một người vợ yêu chồng thương con. Cô không biết anh có từng nghĩ về cô thêm một lần nào nữa không?
Mùng 2 tết, anh một mình bế đứa con trai đi chùa cầu an khi vợ anh về nhà ngoại. Bước vào ngôi chùa lớn, trong anh muốn cầu nguyện thật nhiều cho gia đình mình, cho vợ, cho con anh. Anh đốt nén nhang, chưa kịp thắp, bất chợt nhận ra một bóng dáng quen thuộc. Anh giật mình nhìn theo và bủn rủn cả người khi nhận ra cô trong bộ đồ của nữ tu. Anh gọi tên cô, cô quay lại chắp tay nhìn anh không một chút cảm xúc, như người xa lạ rồi bước đi.
Anh tìm về nơi cô từng sống, tìm cách liên lạc với mọi người thân thích với cô. Em gái cô cho anh biết, ngày đó, chị yêu một người, nhưng vì không có lựa chọn nào khác, chị đã bỏ đi đứa trẻ chưa hình hài để rồi vĩnh viễn mất đi cơ hội là mẹ. Từ đó, chị sống một mình, bao nhiêu người tìm đến với chị, chị đều chối từ. Hình như chị đang đợi chờ một điều gì đó. Cách đây một năm, nghe tin người đó cưới vợ, chị nói rằng chị đã toại nguyện vì người chị yêu đã tìm được hạnh phúc thực sự. Và chị gửi những ngày tháng còn lại nơi cửa phật để trả những lỗi lầm cho quá khứ của mình. Chị nói chị đã sai, sai quá nhiều…
Anh lặng người và thấy lòng đắng nghẹn… nhưng có lẽ, tất cả đã quá muộn…

19/6/12

Nỗi nhớ tiếng rao kem

                   Những bạn nào sinh ra và lớn lên ở thành phố thì đa phần không được biết cái âm thanh đó thú vị như thế nào. Nhưng đối với những người sống ở nvùng nông thôn như tôi, âm thanh ấy đã trở thành một phần không thể thiếu được của tuổi thơ - tiếng rao của hàng kem bán rong. Nếu ai từng được nghe thấy cái âm thanh dễ thương này thì chắc chắn cũng không thể quên được hình ảnh người bán kem miệt mài đạp xe, đằng sau chở theo một thùng kem được làm bằng gỗ, kèm theo 2 bên sườn xe là những mảnh sắt vụn, đồng nát, những túi đựng lông ngan, lông vịt, chai bia, nhựa... Và trên tay họ, luôn cầm theo một thiết bị rất đặc biệt mà chính nhờ nó mà cái thứ âm thanh kia mới được phát ra. Thiết bị đó được thiết kế rất đơn giản. Nó gồm 2 bộ phận chính: một chiếc kèn bằng đồng dài khoảng 15 cm và một cái chai nhựa dẻo có thể là một cái lọ dầu gội đầu, một chai dầu rửa bát đã dùng hết hay bất kỳ cái gì tương tự như thế. Chiếc loa đồng được nhét vào miệng cái chai nhựa kia rồi quấn chặt lại bởi dây chun.          
Đơn giản vậy đó! Khi lấy tay bóp vào cái chai nhựa, âm thanh sẽ phát ra. Thú vị hơn nữa, khi ta thả tay ra, vẫn có tiếng phát ra nhưng âm thanh thứ hai này nhỏ và dài hơn âm thanh trước đó: "Kem mút, kem mút, kem mút, kem..". Tôi không thể dùng từ nào khác phù hợp hơn các từ ấy để mô tả cái âm thanh đặc biệt đó bởi vì nếu bạn từng nghe thấy nó thì chắc chắn bạn sẽ có liên tưởng như vậy. Một sự mô tả quá chân thực! Những hàng bán rong khác, họ phải sử dụng chính giọng nói của mình để báo hiệu cho mọi người biết sự có mặt của họ. Chẳng hạn, người bán tàu pha: "Tàu phaaaaaa, tàu phaaaaaa…”; người bán dép: "Ai đổi dép đây!”; người bán muối: "Ai đổi muối đây!”... Nhưng đối với hàng kem thì người bán không phải mất công mất sức rao bằng chính tiếng nói của mình như vậy. Họ vừa đi vừa bóp cái thiết bị đó, những âm thanh đặc biệt không lẫn vào đâu được lại vang lên: "kem mút, kem mút, kem...".
Không hề có một từ ngữ nào hết, ấy vậy mà mỗi lần nghe thấy nó, hình ảnh một chiếc kem màu trắng mát lạnh lại hiện ra. Khi đưa que kem đó gần tới miệng, hơi lạnh của nó tỏa ra. Mềm mại và nhẹ nhàng, nó lan quanh vùng miệng, từ đôi môi xuống tới cằm rồi ùa qua hai bên má. Hương thơm từ sữa phảng phất luồn vào cánh mũi, len lỏi, len lỏi, chậm rãi... Hương thơm và hơi lạnh của nó tạo nên một thế gọng kìm không thể công phá, nó quyến rũ bất kỳ ai một khi đã cầm nó ở trên tay. Rồi khi ta đưa nó vào miệng, hàm răng và đôi môi ta chạm vào của nó, lưỡi áp sát vào cơ thể trắng nõn nà của nó... Vị ngọt thẩm thấu sâu vào từng tế bào lưỡi, hơi lạnh bắt đầu lan tỏa khắp hai hàm răng và đôi môi, rồi lan xuống lợi từ đó lan tỏa ra khắp khoang miệng. Một cảm giác mát lạnh, sảng khoái bao trùm y hệt như cảm giác đứng dưới một thác nước giữa một rừng cây xanh mát. Khi miệng bạn đã thư giãn thực sự bởi cái cảm giác tuyệt vời ấy, bạn sẽ nghĩ ngay đến việc cắn một miếng thật to cho đã. Đừng vội! Hãy từ từ kéo nó ra khỏi miệng. Chậm rãi, chậm rãi! Hãy để đôi môi, lưỡi của bạn được trườn trên nó, hàm răng của bạn được cọ nhẹ nhàng vào nó. Hãy nhớ, làm thật từ từ, đừng vội cho tới khi răng, môi, lưỡi của bạn không chạm vào nó nữa. Lúc đó, chiếc kem trông ướt hơn, mềm mại hơn, bóng bẩy hơn trông lại càng hấp dẫn. Hãy tiếp tục lặp lại như thế cho tới khi chiếc kem chỉ còn lại chiếc que tre đơn độc. Đó là cách thưởng thức kem tốt nhất và đó cũng là lý do tại sao nó lại có tên là kem mút. Hồi ấy, cuộc sống người dân còn nghèo, rất ít hộ gia đình có tủ lạnh nên giải nhiệt bằng kem là sự lựa chọn tuyệt vời trong mùa hè nóng bức. Cứ mỗi lần nghe thấy cái âm thanh quen thuộc đó, sự thèm muốn lại dâng lên trong mỗi đứa trẻ chúng tôi. Đứa nào có tiền thì chỉ việc chạy ra mua. Còn những đứa không có tiền mặt, thì bắt đầu lùng sục khắp nhà, khắp vườn xem có nhôm nát, sắt vụn, nhựa hỏng, chai bia thủy tinh hay lông ngan, lông vịt gì không để đem ra đổi kem. Tôi nhớ, hồi đó cứ mỗi lần nhà tôi có cúng giỗ hay công việc gì đó mà phải giết ngan, vịt thì bao giờ tôi cũng được giao nhiệm vụ cất gọn những túi lông vào một chỗ để đổi kem. Rồi nếu có uống bia, loại bia đựng trong chai thủy tinh màu xanh thì tôi cũng là người đem những vỏ chai đó đi cất giữ đầu tiên, cũng với mục đích trên. Rồi có bao nhiêu thứ đồ đạc không dùng được, bố mẹ tôi đều phân loại ra để bán cho hàng kem. Người bán kem cũng chính là người đi thu mua phế liệu. Nhờ thế mà chúng tôi tìm được người để bán những thứ không sử dụng nữa, đồng thời lại có thể mua kem ăn giải khát. Nếu hàng kem nào bán đến gần trưa mà vẫn chưa hết hàng, thì họ thường hạ giá để sớm về sum họp với gia đình. 1.000 đồng lúc này có thể mua được 6 cái kem, thậm chí là 7-8 cái. Mỗi lần có dịp đứng cạnh hàng kem, tôi lại hí hoáy nghịch ngợm cái “còi” mà phát ra âm thanh thú vị đó. Tôi cầm và bóp cho nó kêu inh ỏi. Còn cái thùng đựng kem ở đằng sau nữa chứ, hồi đó đối với tôi, nó cả là một bí ẩn lớn. Tôi đã luôn thắc mắc, bên trong cái thùng kia cấu tạo như thế nào mà lại có thể giữ được những que kem không bị tan ra thành nước. Và tôi lúc nào cũng cố nghển đầu lên xem bên trong chiếc hộp đó chứa những gì mà lại có thể làm được điều kỳ diệu như vậy. Nhưng lúc đó, chiều cao của tôi không đủ để có thể làm được điều ấy. Keeem mút, keem mút, kem mút kem.. Thời gian cứ lặng lẽ trôi đi, tôi cao lớn dần. Rồi một ngày, chiều cao của tôi đủ để giúp tôi có thể ngó đầu vào khám phá xem cái thùng xốp đựng kem đó có gì bí ẩn. Thật ra, cấu tạo của nó chẳng có gì đặc biệt. Nó chỉ là một cái thùng gỗ, bên trong là một lớp xốp dày. Các que kem được xếp gọn gàng vào đó, rồi được phủ một lớp báo, rồi một lớp vải để cách ly nhiệt độ trong thùng kem với nhiệt độ của môi trường bên ngoài. Với cách bảo quản như vậy, những que kem có thể đông cứng trong suốt gần 8 tiếng đồng hồ. Nhưng nếu như tôi càng cao lớn bao nhiêu, càng ngó đầu nhìn vào bên trong thùng kem đó dễ dàng bấy nhiêu thì cũng là lúc tôi không thích ăn kem nữa. Vì lý do tuổi tác chăng? Không phải vậy bởi vì hồi tôi còn nhỏ, thì từ già tới trẻ đều thích ăn kem. Lý do dễ nhận thấy nhất cho sự thay đổi ấy, tôi nghĩ chính là sự phát triển của xã hội, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao.
 Nếu như hồi đó, tivi, tủ lạnh, điện thoại, xe máy là những đồ dùng hiếm thấy xuất hiện trong các gia đình nông thôn Việt Nam thì giờ đây, hầu như gia đình nào cũng có những thứ đó. Khi thời tiết nắng nóng, chúng ta sẽ nghĩ đến ngay việc mở tủ lạnh ra để tìm thứ gì đó giải nhiệt. Có thể là hoa quả, nước chanh, sữa, nước ngọt có ga, bia, sữa chua. Và tất nhiên, chúng ta có thể mua sẵn những chiếc kem rồi để vào trong ngăn đá tủ lạnh để sẵn sàng bỏ ra thưởng thức khi cần. Mức sống của người dân được nâng cao, họ có nhiều lựa chọn hơn. Bây giờ, người ta ít ăn kem bán dong như hồi như nữa mà thay vào đó là các loại kem đắt tiền hơn. Đó có thể là kem hộp, kem ốc quế, kem que với bao nhiêu loại hương vị như đỗ xanh, dừa, chocolate, cốm, sữa...
 Hàng kem bán rong giờ đây vẫn thỉnh thoảng vào làng tôi. Vẫn tiếng rao đó, vẫn cái kiểu thùng gỗ đó nhưng giá của một que kem đã là 500 đồng một chiếc. Cách đây không lâu, tôi đã mua một chiếc và ăn thử. Vẫn mùi vị ấy nhưng tôi không cảm thấy ngon như những chiếc kem tôi vẫn ăn hồi bé nữa. Hàng kem rong cùng với cái thứ âm thanh đặc biệt mà nó sớm hay muộn cũng sẽ biến mất cùng với sự đi lên của xã hội nhưng hình ảnh về nó mãi mãi không bao giờ phai mờ trong tâm trí của những đứa trẻ sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo như tôi. Một tuổi thơ hồn nhiên và trong sáng.

13/5/12

8/5/12

Kỷ niệm ngày cưới

Hum nay "tròn trịa" một năm ngày cưới của vc mình đó.
 Sống với nhau một năm rùi.
NHiều thay đổi
Ngày trước mình nghĩ hôn nhân rất đơn giản: 2 người cứ yêu, cứ sống hết mình cho nhau, cùng xây dựng một gia đình , nếu 2 người thấy không hợp nhau nữa thì có thể chia tay, xây dựng một gia đình mới, vẫn liên lạc, con cái có thể v or c nuôi đều ok.
Bây giờ mình vẫn nghĩ vậy!
Nhưng hơi khác một tí tẹo. hi!
Anh xã nhà minh đáng yêu lém ( mặc dù nhiều lúc mình very angry với anh về những thứ linh tinh, về tính cách của anh, về cách anh đối xử với bạn bè, và đối xử với mình.Rùi nhiều lúc mình nghĩ không thể chấp nhận được, nhất quyết cả cuộc đời này không chấp nhận!")
Vì đáng yêu nên có lẽ mình sẽ cho anh xã nhà mình làm chồng " cả", chồng " hai" , chồng " ba" , chồng"...." hết vậy.
Bây giờ m chỉ nghĩ - Yêu anh! sẽ sống với anh và sinh cho anh những baby xinh dẹp (mình thích có 3 or 4 babies- không quá tham lam đâu nhỉ? )
 -----> Một ngày hạnh phúc, vui vẻ nha Q!

2/5/12

ý nghĩa từ FAMILY


Tôi va phải một người lạ trên phố khi người này đi qua. “Ồ xin lỗi”, tôi nói. Người kia trả lời: “Cũng xin thứ lỗi cho tôi, tôi đã không nhìn cô”. Chúng tôi rất lịch sự với nhau.

Nhưng ở nhà thì mọi chuyện lại khác. Tối nọ, lúc tôi đang nấu bếp thì cậu con trai đến đứng sau lưng. Tôi quay người và đụng vào thằng bé làm nó ngã chúi xuống sàn nhà."Tránh ra chỗ khác”- tôi cau mày nói. Con trai tôi bước đi, trái tim bé nhỏ của nó vỡ tan. Tôi đã không nhận ra là mình đã quá nóng nảy.

Khi đã lên giường, tôi nghe một giọng nói thì thầm: “Khi đối xử với người lạ con rất lịch sự, nhưng với con mình con đã không làm như vậy. Hãy đến tìm trên sàn nhà bếp, có những bông hoa đang nằm ở cửa. Đó là những bông hoa mà con trai con đã mang đến cho con. Tự nó hái lấy những bông hoa này: nào hoa hồng, màu vàng và cả màu xanh. Nó đã yên lặng đứng đó để mang lại cho con điều ngạc nhiên, còn con thì không bao giờ thấy những giọt nước mắt đã chảy đẫm lên trái tim bé nhỏ của nó”.

Lúc này thì tôi bật khóc. Tôi lặng lẽ đến bên giường con trai và quì xuống: “Dậy đi, con trai bé nhỏ, dậy đi. Có phải những bông hoa vày con hái cho mẹ không?”. Thằng bé mỉm cười: ”Con tìm thấy chúng ở trên cây kia. Con hái cho mẹ vì chúng đẹp như mẹ. Con biết là mẹ thích lắm, đặc biệt là bông hoa màu xanh”.

Thế bạn có biết từ family có nghĩa là gì không?

FAMILY = Father And Mother, I Love You !

20/4/12

Đền Taj Mahal và một tình yêu

       Công trình kiến trúc nằm ở thành phố Agra bang Uttar Predesh, cách thủ đô New Delhi 200 km về phía nam. Agra vốn là thủ phủ của những hoàng đế Hồi giáo (Mughal) thống trị miền Bắc Ấn Độ từ thế kỷ 16 đến 19.                
Triều đại của Mughal thịnh vượng nhất vào các đời hoàng đế Akbar, Jehangir, và Shah Jehan. Công trình lịch sử này có thể coi là biểu tượng của tình yêu với câu chuyện bất diệt của đức vua Shah Jahan dành cho hoàng hậu của ngài là Mahal Mumtalz.
Theo truyền thuyết, năm 1631, Mumtaz Mahal, vợ hoàng đế Shah Jahan (lên ngôi năm 1627) qua đời sau khi sinh cho ông đứa con thứ mười bốn. Đau xót trước cái chết của người vợ yêu dấu, đức vua đã ra lệnh xây dựng một lăng mộ bên sông Yamuna. theo đạo Hồi, hoàng đế Shah Jahan có quyền cưới 4 bà vợ, nhưng vì tình yêu với Mumtaz Mahal, ông chỉ lấy một mình bà. Sau 19 năm, ông sống phần còn lại của đời mình một mình, và bỏ ra 16 năm theo dõi việc xây dựng Taj Mahal để thể hiện tình yêu của mình với người vợ quá cố.

Taj Mahal được xây dựng hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng. Cảnh quan tuyệt đẹp đặc biệt là lúc bình minh và hoàng hôn.
Taj Mahal dường như phát sáng rực rỡ nhất dưới ánh trăng. Vào một buổi sáng sương mù, du khách trải nghiệm Taj Mahal như thể bị chìm đắm bởi vẻ đẹp của nơi đây khi nhìn từ bên kia sông Yamuna.


           Taj Mahal được được liệt vào danh sách các địa điểm di sản thế giới của UNESCO năm 1983 và được miêu tả là một "kiệt tác nên được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới".

Taj Mahal xây trên một khu đất rộng 304m và dài 580m. Chính giữa lăng là mộr khu nhà đáy hình bát giác, mỗi cạnh dài 100m. Lăng dược xây bằng đá cẩm thạch trắng và sa thạch đỏ trên cao. Chính nhờ chất liệu đặc biệt này mà Taj Mahal có thể đổi màu tùy vào cường độ ánh sáng mặt trời, mỗi một khung giờ, lăng mộ lại có một màu sắc riêng, đặc biệt hơn cả là vào những đêm trăng sáng, Taj Mahal như một viên ngọc lấp lánh. Mái lăng hình vòm tròn bằng đá cẩm thạch trắng, xung quanh là 4 vòm tròn nhỏ. Bốn góc là 4 tháp nhọn cao 40m. Trong lăng được trang trí bằng nhiều tấm thảm khảm ngọc.
Có những đường viền được trạm khảm bằng 12 loại đá quý. Lăng cao xấp xỉ 80m vươn lên trên trời xanh như một viên ngọc quý. Điểm nổi bật nhất là sàn nhà bằng đá cẩm thạch chia ô bàn cờ đen và trắng, 4 tháp cao (khoảng 40 m) ở 4 góc và vòm tráng lệ ở trung tâm. Trên lối đi có cổng tò vò được khắc những dòng kinh Côran, gây ấn tượng mạnh với du khách. Sự tinh xảo và lộng lẫy hiển hiện rõ ràng trong từng cột đá, cứ 3 cm vuông được chạm khắc bằng 50 viên đá quý.

16/4/12

26/3/12

Buồn

- Không biết tại sao?
- Không biết vì lí do gi?
- Cảm giác hụt hẫng --> suy nghĩ
- Tự nhiên phát hiện ra một điều....
- Tự nhiên phát hiện ra nhiều điều...
- Thất vọng
- Tự hỏi
- Rồi lại tự ước " giá như!!"

15/3/12

Xương rồng



Nó là một cây hoa nhỏ bé, sống trong một vùng đất màu mỡ. Ngày ngày, nó vui với ong, hát với gió… cuộc sống quá đầy đủ mà nó như cảm thấy thiếu thốn một thứ gì đó rất to lớn. Rồi một ngày kia, cơn gió đến, nói cho nó biết về cuộc sống của những cây xương rồng kia, mỗi ngày là một sự thử thách khắc nghiệt, đấu tranh để sinh tồn. Nó thấy trong lòng mình bỗng lấp đầy được khoảng còn thiếu đó. Nó biết rất rõ mình muốn gì. Nó bảo với gió:

- Gió ơi, tôi muốn đến vùng đất của xương rồng! Gió đem tôi tới đó được không?

Gió ngỡ ngàng:

- Bạn sao thế? Bạn chỉ là một cây hoa nhỏ bé, cuộc sống của bạn là điều mà bao cây xương rồng mong ước, tại sao bạn lại muốn vứt bỏ nó đi??

- Tôi cũng không biết nữa, nhưng tôi cảm thấy nếu tôi cứ mãi ở đây, tôi sẽ sống và chết đi như bao loài hoa khác. Tôi muốn đến vùng đất của xương rồng, khi đó, lúc tôi nở hoa là lúc tôi khẳng định được sự tồn tại của mình. Gió hãy mang tôi theo với.

Rồi nó, cây hoa nhỏ bé, nương nhờ làn gió đi tới nơi mà ở đó, nó biết, là nơi nó sẽ tìm thấy ý nghĩa cuộc sống của mình. Nó vượt qua bao cánh đồng, bao dãy núi xanh hùng vĩ. Nó rất phấn khích, ca hát cùng gió, tin rằng, đó là sự lựa chọn đúng đắn của mình.

- Này, cây hoa bé nhỏ ơi, tôi biết bạn muốn gì, nhưng cuộc sống ở đó không phải lúc nào cũng như ý bạn muốn được đâu. Nếu bạn buông xuôi, đồng nghĩa bạn thất bại và kết thúc.

- Tôi biết. Nói tôi không sợ thì là nói dối. Nhưng không hiểu sao tôi biết đó là điều mà tôi nên làm.

Rồi nó cảm thấy, không khí xung quanh mình ngày một nóng dần, khô héo. Ngay đến cơn gió cũng không còn mát mẻ với nó như xưa nữa. Nó biết, mình đã đến nơi cần đến. Và nó cảm thấy, nó đã biến thành một cây xương rồng nhỏ nhoi, yếu ớt đang chuẩn bị bước vào cuộc chiến sinh tồn khắc nghiệt.

Nó bắt đầu cuộc sống khắc nghiệt của mình ở vùng đất chỉ toàn cát và đá đó. Sự xuất hiện của nó là một điều gì đó khá mới mẻ đối với các anh xương rồng ở đây. Sự dạn dày sương gió khiến các anh rõ ràng trưởng thành và chín chắn hơn nó nhiều. Mỗi ngày, thấy nó vất vả, cố chắt bóp những làn nước khan hiếm trong bầu trời nóng như thiêu đốt, cố đâm rễ sâu hơn vào mặt đất mà nó biết, bên dưới kia có thứ mà nó cần: NƯỚC... Các anh xương rồng bỗng muốn che chở cho nó, sẵn sàng giúp nó khi nó cần và nhường nó những phần nước ít ỏi. Nó mệt mỏi tiếp nhận những thứ đó và cảm thấy thật may mắn vì có các anh ở đây với nó, cảm thấy chưa bao giờ nó được quan tâm săn sóc như ở đây.

Bỗng một ngày, nó nhận ra, nó đến đây không phải để làm gánh nặng cho người khác. Đến đây không phải để được bảo bọc, dựa dẫm. Mệt lắm, khát lắm. Nhưng nó dần từ chối sự ưu ái mà những người ở đây dành cho nó. Nó muốn các cây xương rồng hiểu, nó làm vậy là vì nó muốn xứng đáng với họ và xứng đáng với tình cảm mà mọi người dành cho nó cũng như nó dành cho mọi người. Nhưng như vậy cũng đồng nghĩa với việc cuộc sống của nó càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Có đôi lúc, ngắm những vì sao đêm sau một ngày mệt mỏi, nó tự hỏi tại sao mình phải cố gắng như thế?? tại sao mình cứ từ chối những gì nhẹ nhành mà lại tự tạo ra những khó khăn cho mình?? Bản chất nó vẫn là một cây hoa nhỏ bé và yếu đuối mà thôi. Liệu nó có vượt qua được không?? Có đôi lúc quá khát và quá mỏi mệt, nó đã muốn bỏ cuộc. Đã nhiều lúc, nó quay trở lại làm cây hoa nhỏ bé đó, nhiều lắm. Nhưng không hiểu sao, nó vẫn cố đi tiếp...

4/2/12

Khi mình là vợ chồng

Và khi mình là vợ chồng, em biết sẽ có lúc mình cãi nhau hay gặp phải sóng gió . Nhưng xin anh, hãy mạnh mẽ và đừng bao giờ hối hận vì đã chọn em- người vợ của anh. Vì em đã, đang và sẽ vun đắp cho gia đình mình.

Khi mình là vợ chồng, em muốn ngày ngày dậy hơi sớm một chút, dẫu em ngủ không đủ giấc (và có thể đi làm có lúc ngáp ngắn ngáp dài) để vợ chồng mình ăn sáng ở nhà - một bữa sáng ấm cúng đón chào một ngày mới.
 Khi mình là vợ chồng, em muốn thỉnh thoảng, trong lúc công việc bộn bề, em bỗng cầm điện thoại lên, nhắn tin cho anh, hoặc sign in YM, gửi offline, hoặc Buzz anh nếu anh đang online. Chỉ là muốn nói... “Em yêu anh lắm”.
Khi mình là vợ chồng, anh sẽ đợi em dưới cửa công ty và vợ chồng mình sẽ cùng đi chợ chuẩn bị cho bữa tối. Đừng mơ rằng anh có thể đi tắm, đọc báo, xem TV hay làm những việc đại loại như thế khi em đang nấu cơm. Em sẽ lôi anh vào, dẫu cho anh vụng về đụng vào cái gì là hỏng cái đó. Cái em cần là một người chồng cùng em chia sẻ công việc gia đình hoặc đóng vai một cái radio, kể cho em những câu chuyện của anh suốt một ngày qua. Và em sẽ cười, sẽ cho anh những lời khuyên hoặc muốn anh thử món canh em nấu đã vừa chưa.
Khi mình là vợ chồng, anh sẽ phải chọn giữa rửa bát hoặc lau nhà, vì em không đủ sức làm hết như một người giúp việc. Em sẽ nghiêm khắc với anh vì các đức ông chồng được vợ chiều hay hư lắm. Khi mình là vợ chồng, em sẽ chuẩn bị quần áo cho anh đi tắm, rồi em sẽ sấy tóc khô cho anh vì em biết anh cẩu thả, sẽ để tóc ướt mà đi ngủ.
Khi mình là vợ chồng, anh sẽ không được tự ý thức khuya nữa đâu. Em sẵn sàng đét đít anh nếu anh cứ ngồi ôm lấy cái máy vi tính không chịu ngủ sớm. Em sẽ pha cho anh một cốc sữa nóng khi anh đang làm việc, sẽ nhắc khéo anh đi ngủ với lý do “ngủ một mình em sợ ma”. Thực ra em sẽ cười thầm trong bụng vì em vốn chẳng sợ gì.
 Khi mình là vợ chồng, mình sẽ cùng nhau “kiểm duyệt” lại đống quần áo trong tủ mỗi khi chuyển mùa. Mình sẽ cùng nhau ướm những bộ đồ vào người và cùng quyết định xem cái gì nên thải đi để thay vào đó là những bộ mới. Em muốn những hôm gió mùa Đông Bắc, sẽ chẳng đi đâu cả anh nhỉ, sẽ là một bữa cơm nóng và những cuộc nói chuyện không biên giới hoặc em sẽ nằm trong vòng tay anh, một cái chăn nhỏ, căn phòng tối om và một bộ phim kinh dị.
 Khi mình là vợ chồng, cuối tuần, mình sẽ không về nhà thăm mẹ em, cũng không về nhà thăm bố mẹ anh. Vì sao ư, vì mình sẽ đón bố mẹ, đưa các cụ đi chơi cuối tuần ở một nơi không khí trong lành. Em tin như vậy sẽ tốt cho bố mẹ già và tốt cho vợ chồng mình sau một tuần làm việc căng thẳng.
 Khi mình là vợ chồng, em muốn mua cho anh, cho bố mẹ của chúng ta những gì tốt nhất. Anh biết mà, em thích mua cho những người thân yêu của mình và nhìn họ thích thú. Em vẫn muốn nhận những món quà từ anh dù là rất bé nhỏ. Vì em muốn sự bất ngờ, muốn thấy mình được yêu thương hơn bao giờ hết và quan trọng hơn, em muốn khẳng định hôn nhân không phải là kết thúc một tình yêu. Em muốn những đứa trẻ tài giỏi và mạnh mẽ như anh, thông minh và dễ thương như em.Em muốn chúng mình, không chỉ là vợ chồng mà còn là những người bạn thân.
 Em muốn... 
 Em muốn... 
 Em muốn......
 Và khi mình là vợ chồng, em biết sẽ có lúc mình cãi nhau hay gặp phải sóng gió . Nhưng xin anh, hãy mạnh mẽ và đừng bao giờ hối hận vì đã chọn em- người vợ của anh. Vì em đã, đang và sẽ vun đắp cho gia đình mình. Dẫu cho em là một người cầu tiến, hiếu thắng và tham vọng nơi công sở, thì về nhà, em vẫn là người vợ bé nhỏ nhưng có sức mạnh phi thường của anh. Tin em đi, đấy mới là điều quan trọng nhất!
 Đó là những điều tận sâu trong suy nghĩ mà em mường tượng về cuộc sống chung của chúng ta. Lúc nào anh cũng hỏi: “Thế giờ em muốn gì?”.Em sẽ và muốn mình vẫn chăm chỉ, vẫn ham học hỏi như thế để hoàn thiện bản thân.

3/2/12

Ý nghĩa của 7 ngày trong tuần.

Bạn có biết vì sao mỗi tuần lại có 7 ngày không? Ngày sinh của bạn vào ngày thứ mấy và ngày đó có ý nghĩa như thế nào? Theo những người dân châu Âu cổ thì trái đất là trung tâm của vũ trụ. Có 7 hành tinh quay xung quanh nó là Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Ngày ấy, con người cũng mới biết đến 7 nguyên tố kim loại là vàng (gold), bạc (silver), đồng(copper), sắt (iron), chì (lead), kẽm (zinc) và thủy ngân (mercury). Họ coi 7 nguyên tố đó tương ứng với 7 hành tinh trong hệ mặt Trời, nên đã lấy mỗi ngày tượng trưng cho một hành tinh mà theo thế giới quan của họ, mỗi hành tinh là một vị thần và được đặc trưng bởi nguyên tố kim loại với những tính chất nhất định. Vì thế, mỗi ngày trong tuần có những ý nghĩa riêng:
    Ngày đầu tiên trong tuần lễ được coi là ngày của vị thần thân thiết nhất, quan trọng nhất là Mặt Trời và ứng với thứ kim loại quý nhất là VÀNG. Đó là ngày Chủ Nhật. Tiếng Anh gọi là Sunday, tiếng Đức là Sonntag có nghĩa là ngày Mặt Trời.
     Ngày thứ Hai được dành cho vị thần canh giấc ngủ đêm đêm cho con người, đó là Mặt Trăng và tương ứng với nó là nguyên tố kim loại BẠC, thứ kim loại quý thứ hai sau vàng. Tiếng Anh là Monday, tiếng Đức là Montag có nghĩa là ngày Mặt Trăng.
     Ngày thứ Ba được ứng với sao Hỏa và nguyên tố tương ứng là SẮT. Bởi sao Hỏa được coi là thần của chiến tranh mà vũ khí, áo giáp đều làm bằng sắt. Ngày nay người Pháp gọi là Mardy, còn người Tây Ban Nha gọi là Martes. Tiếng Anh là Tuesday, đây được coi là ngày của những chiến binh, của nam giới.
    Ngày thứ Tư tiếng Anh là Wednesday, tiếng Pháp gọi là Mercredi, tiếng Tây Ban Nha là Mercoles có nghĩa là ngày của sao Thủy. Sao Thủy được coi là vị thần của thương mại. Theo hình dung của người xưa, đây là vị thần thường xuyên phải đi nhiều nên nguyên tố tương ứng là THỦY NGÂN. Thứ kim loại nặng, dễ di động.
    Ngày thứ Năm người Pháp gọi là Jeudi, người Tây Ban Nha gọi là Juebes là ngày dành cho chúa tể của các vị thần linh, ứng với đó là sao Mộc và kim loại đi kèm là KẼM. Bởi kẽm có tính chất không gỉ nên nó đặc trưng cho sức mạnh khôn cùng của sao Mộc - vị thần sấm chớp. Có lẽ vì vậy mà ngày thứ Năm người Đức gọi là Donnerstag, nghĩa là ngày sấm chớp. Còn trong tiếng Anh nó là Thursday.
     Ngày thứ Sáu người Pháp gọi là Vendredi, người Tây Ban Nha gọi là Biernes có nghĩa là ngày của sao Kim. Hành tinh này được coi là tượng trưng cho nữ thần của tình yêu. Ứng với sao Kim là nguyên tố kim loại ĐỒNG, một kim loại mềm dẻo, phản xạ những tia sáng lấp lánh. Các dân tộc ở Bắc Âu gọi nữ thần tình yêu là Fray, vì thế người Đức gọi thứ Sáu là Freitag và người Anh gọi là Friday. Đây được coi là ngày của nữ giới.      
    Còn ngày cuối cùng trong tuần được coi là của sao Thổ, vị thần mà theo quan niệm của người xưa là gây ra các nỗi bất hạnh, đau khổ về mặt tinh thần cho con người. Nên ứng với nó là nguyên tố CHÌ, một kim loại độc hại. Trong các ngôn ngữ ở châu Âu hiện nay chỉ còn tiếng Anh giữ nguyên được gốc tên gọi của sao Thổ (Saturn) để chỉ ngày thứ Bảy - Saturday.
 Ngày nay, chúng ta biết đến 9 hành tinh trong hệ mặt trời (Solar System): Mecury (sao Thuỷ), Venus (sao Kim), the Earth (trái đất), Mars (sao Hoả), Jupiter (sao Mộc), Saturn (sao Thổ), Uranus (sao Thiên Vương), Neptune (sao Hải Vương), Pluto (sao Diêm Vương).
 Cho dù bạn sinh vào ngày nào trong tuần thì đó cũng là món quà vô giá mà cuộc sống đã dành cho bạn. Và vì thế, hãy biết ơn cuộc sống, biết ơn gia đình vì đã cho bạn có mặt trên thế gian này, hãy yêu thích và sử dụng giây phút mỗi ngày thật có ý nghĩa bạn nhé!

2/2/12

Kim Tự Tháp


Nếu như phải chọn ra một công trình kiến trúc vĩ đại nhất, bí ẩn nhất của con người, chắc chắn Kim Tự Tháp sẽ là một ứng viên cực kỳ sáng giá. Cùng với xác ướp, tượng nhân sư, các kim tự tháp vĩ đại của người Ai Cập là chủ đề yêu thích của các bộ phim, câu truyện phiêu lưu, truyện kinh dị...
Cho đến nay, vẫn chưa có một câu trả lời chính thức, đầy đủ, chính xác nào cho những bí ẩn của Kim tự tháp. Không phải ngẫu nhiên mà trong 7 kỳ quan thế giới (cổ đại), Kim Tự tháp Giza đứng ở vị trí cao nhất và là kỳ quan cuối cùng còn sót lại cho đến ngày nay.
Kim tự tháp là gì?
Kim tự tháp là cách gọi chung của các kiến trúc hình chóp có đáy là hình vuông và bốn mặt bên là tam giác đều. Trong suy nghĩ của đa số chúng ta, các Kim tự tháp chỉ có riêng ở Ai Cập nhưng thực tế dạng công trình này có ở khắp nơi trên thế giới và là tác phẩm của rất nhiều nền văn hóa khác nhau. Với mỗi nền văn hóa, Kim tự tháp lại có những đặc điểm và mục đích sử dụng rất riêng.
Với người Ai Cập cổ đại, Kim tự tháp là công trình được xây dựng và sử dụng như một lăng mộ dành cho nhà vua. Đây cũng là các kim tự tháp nổi tiếng và bí ẩn nhất thế giới cổ đại. Theo sử sách, các nhà vua ngay sau khi lên ngôi, việc đầu tiên họ làm sẽ là bắt đầu xây dựng kim tự tháp cho chính mình. Ngoài ra, một số truyền thuyết cũng cho rằng kim tự tháp là nơi mà người Ai Cập bảo vệ các bí mật vĩ đại nhất của mình.
Kim Tự Tháp - Công trình kiến trúc bí ẩn nhất của loài người
Tiếp theo phải nhắc đến các kim tự tháp của người Mesopotamia mà chúng ta hay gọi là Ziggurats. Các Ziggurat là một phần trong những ngôi đền thờ cúng thiêng liêng nhất của người Mesopotamia.

Kim tự tháp của các nền văn minh ở châu Mỹ mà nổi bật là người Maya được sử dụng làm nơi hiến tế (con người) cho thần linh cũng là những công trình hết sức đáng chú ý.
 

Ngoài ra, các dân tộc khác như Nigeria, Greece, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Roman, Ấn Độ và cả Indonesia cũng có những Kim Tự tháp riêng cho mình với những đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên, không có bất cứ Kim Tự Tháp nào khác có thể so sánh được về độ vĩ đại, kỳ bí với những công trình của người Ai Cập, vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ đề cập đến những lăng mộ của Pharaon.
Vì sao Kim tự tháp Ai Cập lại chứa nhiều bí ẩn đến vậy?
Nếu như các công trình kim tự tháp khác con người gần như đều có câu trả lời chính xác về cách thức mà người xưa đã sử dụng thì riêng với những kim tự tháp Ai cập, đây còn là một đề tài gây nhiều tranh cãi. Kim tự tháp, chưa cần đến những câu chuyện hư cấu bởi chúng ta đã có vàn những bí ẩn về trình độ phát triển khoa học và kỹ thuật của người Ai Cập xưa.
Điểm đầu tiên cần phải được nhắc đến là việc các Kim tháp được xây dựng từ các khối đá thiên nhiên nguyên khối, hoàn toàn không sử dụng các vật liệu liên kết như cách chúng ta dùng xi măng trong công nghệ xây dựng hiện đại. Các khối đá có cân năng đôi khi đến cả chục tấn được đẽo gọt và ghép lại với nhau theo một cách không thể hoàn hảo hơn, điều này đảm bảo độ vững chắc, hoàn hảo và trường tồn với thời gian. Các khối đá này được liên kết với nhau hoàn toàn dựa trên trọng lượng của chúng. Trên thực tế, kim tự tháp lớn và nổi tiếng nhất của Ai cập hiện nay đã tồn tại được trên dưới 5000 năm. Phải biết rằng, loại đá này không phải luôn được lấy ngay ở gần kim tự tháp mà một số trường hợp, phải được vận chuyển từ những địa điểm cách xa nơi xây dựng hàng trăm thậm chí hàng ngàn km. Đồng thời, cách mà người Ai Cập chuyển được những tảng đá nặng hàng tấn này vào những vị trí chính xác để hòan thành kim tự tháp còn là điều bí ẩn.
Kim Tự Tháp - Công trình kiến trúc bí ẩn nhất của loài người
Thêm nữa, kim tự tháp cũng chứng minh một điều là người Ai Cập đã biết đến số Pi - một hằng số mà sau này Archimedes được coi là người đã phát hiện ra. Các kim tự tháp luôn có một tỷ lệ kích thước rất chuẩn dựa trên việc tính toán được số Pi. Ví dụ như Kim tự tháp Kheops, nếu chúng ta lấy hai lần chiều cao chia cho diện tích đấy, chúng ta sẽ được số Pi. Đây được coi là tỷ lệ chuẩn và hiệu quả nhất để xây dựng những kiến trúc như thế này. Bên cạnh đó, các kim tự tháp cũng được làm chi li đến mức dù được ghép từ các khối đá lớn, riêng biệt nhưng chúng ta thậm chí không thể luồn một lưỡi dao sắc mảnh vào giữa hai phiến đá. Tại kim tự tháp Kheops, chiều cao chênh lệch giữa hai cạnh đối diện ở mức dưới 2cm - một độ chính xác đến kinh hoàng nhất trong điều kiện người Ai Cập không có các máy móc đo đạc chính xác như hiện nay.
Tiếp theo là cách mà người Ai Cập hiểu về hiệu ứng nhiệt và một số yếu tố mà cho đến nay, khoa học vẫn chưa thể làm rõ. Không gian bên trong các kim tự tháp được cho là sẽ đảm bảo điều kiện hoàn hảo về nhiệt độ, độ ẩm... để giúp bảo quản xác của các Pharaon một cách tốt và hoàn hảo nhất. Cuối cùng phải kể đến sự hiểu biết đáng kinh ngạc về thiên văn, các chòm sao và các định hướng xuất sắc của người Ai Cập. Chỉ bằng cách quan sát các vì sao, họ đã định hướng một cách chính xác gần như tuyệt đối (sai số dưới 3 độ).
Trước tiên phải nói rằng quá trình xây dựng thực sự một kim tự tháp còn là một bí ẩn chưa có lời giải xác đáng. Tất cả những gì chúng tôi đề cập đến sau đây chỉ là những giả thiết được các nhà khoa học cho là có lý nhất về cách người ta xây dựng chúng.
Đầu tiên phải nói tới những điểm khoa học đã thống nhất về cách thức người tay xây dựng Kim Tự Tháp. Các công trình vĩ đại này luôn được các Pharaoh khởi động ngay sau khi họ lên ngôi và sẽ mất tới hàng chục năm để hoàn thành một kim tự tháp. Trong thời gian này, một lượng nhân công khổng lồ sẽ được các vị vua của Ai Cập huy động để xây lăng mộ cho mình. Nói chung, số lượng nhân công phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lương thực, thời tiết, chiến tranh... nhưng được cho là dao động từ khoảng 20.000 đến 100.000 người làm việc liên tục. Số lượng nhân công này sẽ được thay thế thường xuyên bởi xây dựng kim tự tháp là công việc rất khổ ải và làm sức khỏe những nô lệ này kiệt quệ. Theo các tài liệu có được, một nhân công trung bình chỉ có thể phục vụ trong khoảng 3 năm là tối đa.
Kim Tự Tháp - Công trình kiến trúc bí ẩn nhất của loài người
Nguyên liệu được sử dụng trong các Kim Tự Tháp Kheops được lấy chủ yếu từ mỏ đá nằm cách không xa Kim tự tháp này. Tuy nhiên, lớp đá bọc ngoài kim tự tháp phải lấy từ sông Tura về đến nơi xây dựng Kim tự tháp. Mỗi khối đá nặng chừng 2,5 đến 8 tấn được di chuyển vượt sông, vượt hàng trăm km để về đến nơi xây dựng. Quá trình này, kinh ngạc, sử dụng hoàn toàn sức người. Ngoài ra, đá granite phải được lấy từ Aswan, một địa điểm cách công trình chừng 935km. Người ta ước tính, việc di chuyển một khối đá mất chừng khoảng 2 tháng ròng rã.
Tất nhiên, người Ai Cập không thể kéo lê các tảng đá nặng hàng tấn này suốt một quãng đường dài như vậy. Ngoài việc sẽ cực kỳ tốn công sức, các khối đá đã được đẽo gọt này sẽ bị hư hại nghiêm trọng. Để giải quyết, họ sử dụng các thanh trượt bằng gỗ, kéo bằng dây thừng đến công trường. Tất nhiên, dù như vậy, công sức bỏ ra để di chuyển một tảng đá cũng là rất lớn.
Đưa đá lên cao
Đây là bước gây nhiều tranh cãi nhất trong quá trình xây dựng một kim tự tháp. Hãy nhớ một điều quan trọng là người Ai Cập khi đó hoàn toàn chưa có các loại máy móc hiện đại hỗ trợ. Ngay cả bây giờ, tức là khoảng 4000 năm sau khi các kim tự tháp Giza được hoàn thành, việc nâng các khối đá nặng hàng tấn lên độ cao hàng chục mét vẫn là một thử thách lớn. Vậy tại sao, 4000 năm trước, con người, cụ thể là người Ai Cập đã làm được việc đó?
Giả thiết đầu tiên, đơn giản nhất tuy nhiên bản thân tôi thấy là không thực tế cho lắm là người Ai Cập xưa đã sử dụng cần trục và ròng rọc để đưa các khối đá này lên cao. Giả thiết này sẽ rất hợp lý nếu như kim tự tháp được xây bằng gạch hoặc những phiến đá nhỏ hơn. Còn với Kim tự tháp, việc đưa các khối đá nặng chừng 2,5 tấn có vẻ khá khó khăn.
Trước hết, nếu sử dụng ròng rọc đơn, chúng ta sẽ phải cung cấp một lực tương đương trọng lực của nó. Một phiến đá trung bình 2,5 tấn và nếu mỗi công nhân có "lực tay" tương đương 100 kg, chúng ta sẽ cần ít nhất 25 người cùng kéo một phiến đá. Tất nhiên, đây là một con số chấp nhận được. Tuy nhiên, liệu 25 người đó có đủ sức để kéo liên tục hòn đá lên hay không? Ngoài ra, lực kéo tương đương sẽ giảm vài lần nếu chúng ta sử dụng ròng rọc kép (như minh họa dưới hình vẽ). Nghe có vẻ hợp lý. Tuy nhiên, làm sao để chúng ta có thể chế tạo ra những ròng rọc có khả năng chịu đựng được lực kéo khổng lồ này là một bài toán khó giải. Ngoài ra, đưa được lên cao sau đó làm thế nào để đưa những viên đá này vào đúng vị trí? Giả thiết này có vẻ không hợp lý lắm.
Kim Tự Tháp - Công trình kiến trúc bí ẩn nhất của loài người
Giả thiết thứ hai, được nhiều nhà khoa học chấp nhận hơn và cũng hợp lý hơn hẳn: người ai cập đã xây dựng những đường dốc bằng đất khổng lồ để đưa những viên đá lên cao. Những đường dốc này được xây dựng vòng quanh Kim tự tháp và sau khi hoàn thành được phá bỏ. Các đường dốc bằng đất này giúp giảm đáng kể lực cần thiết để đưa hòn đá lên cao đồng thời cũng cho phép nhiều người cùng kéo lên dễ dàng hơn.
Cụ thể, người Ai cập sẽ xây dựng một đường dốc dài có độ dốc thấp từ mặt đất đến phần đang xây dựng dở của Kim Tự tháp. Sau đó, khi xây dựng lên những phần cao hơn, người ta sẽ kéo dài con dốc nhằm đảm bảo độ dốc ở mức thích hợp với quá trình xây dựng. Để kéo những viên đá từ chân dốc lên, người ta sử dụng những thanh gỗ tròn nhằm giảm ma sát. Những tốp nhân công với số lượng thay đổi phù thuộc vào kích cỡ phiến đá sẽ được huy động lần lượt.
Càng lên cao, chiều dài của con dốc sẽ càng phải kéo dài và công việc của những người nhân công sẽ càng vất vả. Tuy nhiên, may mắn cho họ, số lượng những phiến đá ở trên cao càng ngày sẽ càng ít. Theo tính toán, tới 96% vật liệu được sử dụng ở 2/3 dưới của tháp.
Tất nhiên, không phải chỉ có một đường dốc duy nhất được sử dụng vì nếu thế, xây dựng một kim tự tháp sẽ mất cả trăm năm. Ngoài 2 hoặc 3 đường dốc chính được sử dụng liên tục, họ còn xây dựng các đường dốc phụ và nhỏ hơn để mang được nhiều đá lên các phần của kim tự tháp nhất có thể.
Xây dựng và hoàn thành
Sau khi đưa đá lên cao, các nhân công sẽ đưa những hòn đá này vào đúng vị trí của nó. Các khối đá được liên kết với nhau dựa hoàn toàn vào trọng lực của chúng, người Ai Cập không phải sử dụng bất cứ loại vật liệu liên kết nào. Tùy vào kim tự tháp, thứ tự sắp đặt các viên đá, họ sẽ tạo nên các cấu trúc bên trong khác nhau. Nói chung, kiến trúc bên trong các kim tự tháp luôn hướng đến một điểm chung là tạo ra các hành lang ảo cho linh hồn nhà vua đi đến được các vì sao.
Sau khi hoàn thành việc đặt các viên đá để tạo nên hình dáng của kim tự tháp. Người Ai Cập sẽ tiến hành trau chuốt mặt ngoài và mặt trong của kim tự tháp cho đến khi hoàn tất. Công việc chau chuốt được thực hiện từ trên xuống dưới. Họ sẽ lược bỏ các phần lồi ra của mặt Kim Tự tháp, các đường dốc được gỡ bỏ, mặt trong của kim tự tháp sẽ được khắc chữ...

Kim tự tháp và quá trình hoàn thành nó vẫn là niềm tự hào của người dân Ai Cập. Sự vĩ đại và kỳ diệu của Kim Tự Tháp thể hiện rõ trình độ và sự sáng tạo của người dân Ai Cập. Cho đến nay, những bí ẩn trong quá trình xây dựng nó vẫn là một câu hỏi lớn của nhân loại.

23/1/12

Mùa Đông Đan áo


Đã quyết không ... không ... được một ngày
Rồi yêu mất cả buổi chiều nay
Chiều nay bướm trắng ra nhiều quá!
Không biết là mưa hay nắng đây ?
Lâu nay tôi thấy ở lòng tôi
Như có tơ vương đến một người
Người ấy , nhưng mà tôi chả nói
Tôi đành ngậm miệng nữa mà thôi .
Tôi quen ngậm miệng với tình xưa
Tình đã sang sông đã tới bờ
Tình đã trao tôi bao oán hận
Và đem đi cả một thuyền mơ .
Mơ có năm năm đã vội tàn ,
Có nàng đan mãi áo len đen .
Có nàng áo đỏ đi qua đấy ,
Hương đượm ba ngày hương chưa tan .
Mà hương đượm mãi ở hồn tôi ,
Tôi biết là tôi yêu mất rồi !
Tôi biết từ đây tôi khổ lắm ,
Chiều nay gió lạnh đấy , nàng ơi !
Tất cả mùa đông đan áo len
Cho người cho tất cả người quen
Còn tôi người lạ , tôi người lạ ,
Có cũng nên mà không cũng nên .
Oán đã bao la, hận đã nhiều
Cớ sao tôi vẫn chả thôi yêu ?
Tôi đi mãi mãi con đường ấy
Qua lại hôm nay, sáng lại chiều .

22/1/12

Phong tục tết truyền thồng ở Việt Nam

         Tết Nguyên đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán Việt Nam từ buổi "khai thiên lập địa" đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niệm "ơn trời mưa nắng phải thì" tính chất phát của người nông dân cày cấy ở Việt Nam... Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, nguồn cội, giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng ...
Ông Táo hay thần bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo". Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết. Cùng với tranh (tranh dân gian, câu đối), hoa quả là yếu tố tinh thần cao qúi thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa Ðào, miền Nam có hoa Mai, hoa Ðào, hoa Mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam. Ngoài cành Ðào, cành Mai, mấy ngày tết người ta còn "chơi" thêm cây Quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc... Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bành trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mân ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có: nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quít), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mân ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc. Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ... Từ trẻ tới già ai ai cũng biết, sau đây là một vài phong tục đáng được duy trì phát triển.
 Tống cự nghênh tân: Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, lau giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng. Con cháu trong nhà từ phút giao thừa trở đi được nhắc nhở không được nghịch nghợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy... anh chị, cha mẹ cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành.
 Tục chúc Tết 
Tết Nguyên Đán là một dịp để cho mọi thành viên trong gia đình vui vầy sum họp. Đó là thời gian bày tỏ sự thương yêu thấm thiết và mong muốn cho mọi người được như ý. “Mồng một là Tết nhà cha”: sáng mùng một sau khi lễ gia tiên thì cha mẹ được mời ngồi vào ghế để cho con cháu lần lượt mừng tuổi chúc Tết. Ngày xưa họ còn được con cháu tế sống với hai lạy hai vái. Để mừng tuổi con cháu là những bao lì xì đỏ tươi làm rạng ngời ánh mắt bọn trẻ. “Mồng hai nhà mẹ”: cha mẹ và con cháu phải sang nhà ngoại để mừng tuổi chúc Tết. Cũng tuần tự những nghi thức như bên nội vậy. Sau đó thì nán lại để ăn cỗ đầu xuân nhằm thắt chặt tình cảm giữa hai gia đình. “Mồng ba Tết thầy”: sau công ơn đấng sinh thành dưỡng dục là ơn dạy dỗ của thầy cô. Đến mừng tuổi chúc Tết thầy cô là một phong tục nói lên tư cách đạo đức của một con người. Tóm lại, tục chúc
Tết là một nét văn hoá thể hiện tình cảm sâu sắc và sự quan tâm, lòng hiếu thảo trong một thứ tự phải có của sự tồn tại và phát triển của một dân tộc. Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi: Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ. Nhiều nhà tự đi hái lộc ở chốn đình chùa, nơi tôn nghiêm và nhà cửa, tự xông nhà hay dặn trước người "nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà. Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình "nặng vía". Chính vì vậy, sáng mùng Một lại ít khách. Sau giao thừa ca tục mong tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ. Ông bà cũng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc tết thường là sức khoẻ, phát tài phát lộc, những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau "tai qua nạn khỏi"hay "của đi thay người" nghĩa là trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Nhưng nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa. Phong tục ta ngày Tết việc biếu quà Tết, tỏ ân nghĩa tình cảm, học trò mừng tuổi thầy giáo, bệnh nhân cám ơn thầy thuốc, con rể chúc tết bố mẹ vợ... quà biếu, quà tết không nên đánh giá theo giá cả thị trường. Nhưng cũng đừng nên gò bó câu nệ sẽ hạn chế tình cảm, không có quà ngại không đến... ở nước ta, vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thất tuần, bát tuần, cửu tuần... tính theo tuổi âm lịch.
Ngày Tết ngày Xuân cũng là dịp mọi người đang rãnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui. Cũng vào dịp đầu Xuân, người có chức tước khai ấn, học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ, Nông, Công, Thương "Tứ dân bách nghệ" của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thông, làm ăn suông sẻ. Sau ngày mùng Một tết, dù có mải vui tết cũng chọn ngày "Khai nghề", "Làm lấy ngày".
 Nếu như mùng Một tốt thì chiều mùng Một bắt đầu. Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu. Người thợ thủ công nếu chưa ai thuê nướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình một sản phẩm, một dụng cụ gì đó. Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.
 Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượu chè nhưng trong dịp tết, nhất là tối 28, 29, gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì người bố cho phép vui chơi. Tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm... ai thích trò nào chơi trò ấy. Ðến lễ khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết Tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc đốt luôn hoá vàng.
 Vì sao có tục kiêng hốt rác đổ đi trong ba ngày Tết:
Trong "Sưu thần kỳ" có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thuỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyên, đem về nhà được vài năm thì giàu to. Một hôm, nhân ngày mùng Một Tết, Âu Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hốt rác ngày Tết.
 Tục dựng cây nêu 
Có thể dân thành phố ít có điều kiện thấy và làm công việc này. Đi xa một chút về vùng ngoại ô bạn sẽ được tận mắt thấy và tận tai nghe nói về cổ tục này. Cây nêu ở đây là cây tre dài khoảng 2,5 – 3 mét (theo wikiped cây nêu là một cây tre cao khoảng 5–6 mét), được dựng trước sân nhà vào buổi tối trước giao thừa. Trên ngọn nêu có buộc nhiều thứ (tùy từng địa phương) như cái túi nhỏ đựng trầu cau và ống sáo, những miếng kim loại lớn nhỏ. Khi có giỏ thổi chúng chạm vào nhau và phát ra tiếng leng keng như tiếng phong linh, rất vui tai. Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu... Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không maỵ.
Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt
Táo quân, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Đến hết ngày mùng Bảy thì cây nêu được hạ xuống. Một vài năm trở lại đây thường thấy mọi người bán mía để tượng trưng thay cho cây nêu. Thấy cũng hay hay vì tết xong có thể hạ xuống.