31/12/11

Các phong tục cưới hỏi ở Việt Nam


Trước hết, chúng ta nên hiểu thế nào là “Phong tục” ?
“Phong” là nề nếp đã lan truyền rộng rãi và “tục” là thói quen lâu đời. Do vậy, nói đến phong tục là bao hàm mọi mặt của xã hội và có những phong tục trở thành luật tục, ăn sâu bén rễ trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Trong truyền thống văn hoá của dân tộc ta có nhiều thuần phong mỹ tục rất cần thiết cho đạo lý làm người, kỷ cương xã hội.
Xây dựng nếp sống mới không chỉ đơn thuần bằng ý muốn chủ quan mà phải biết dựa vào thuần phong mỹ tục vào nếp sống mới. Tuy nhiên có những phong tục cổ xuất xứ từ thực tiễn trong cuộc sống thời xưa, đến nay không hợp thời nữa nên ta cần nghiên cứu để biết nguyên do, từ đó vận dụng cho thích hợp với hiện tại hoặc loại bỏ nó đi.

1. Chạm ngõ ( ngày xưa được gọi là Lễ vấn danh)
“Chạm ngõ” (hay lễ “Dạm”) là cái lễ đầu tiên nhà trai mang đến nhà gái nhằm tìm chỗ đi lại, hỏi rõ tên tuổi người con gái (vấn danh) . Người ta hỏi tuổi người con gái rồi đối chiếu với tuổi người con trai xem có “hoà hợp” hay “xung khắc”. Đây là một việc làm mà người xưa rất coi trọng cũng như việc xem xét gia đình hai bên có “Môn đăng hộ đối” hay không để quyết định có hay không việc thành thân cho đôi lứa sau này. Trong khi “Công, dung, ngôn, hạnh” lại là tiêu chuẩn hàng đầu, cái cần nhất khi nhìn nhận một người con gái thì các gia đình có nền nếp bao giờ cũng quan tâm. Ngày nay, lễ “Chạm ngõ” vẫn được xem như một thủ tục cần thiết, không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi. Đây là dịp để hai gia đình “Chỗ người lớn” chính thức gặp nhau. Nhà trai ngỏ lời xin phép nhà gái cho “bọn trẻ” được công khai đi lại, tìm hiểu nhau. Người ta vẫn giữ nếp chọn ngày, giờ đẹp (thường là ngày hoàng đạo) cho công việc quan trọng này.

2. Thách cưới
Thách cưới là một lệ tục lạc hậu rơi rớt lại, trói buộc cả nhà trai lẫn nhà gái. Có khi làm cho chàng rể phải bỏ cuộc mà nỗi thiệt thòi nhất lại rơi vào thân phận người con gái, dẫu sao cũng mang tiếng một đời chồng, làm cho những chàng trai khác phải ngại, xui nên phận hẩm duyên hiu. Ngày nay, tục thách cưới gần như đã không còn nữa, mà đó chỉ còn là một thủ tục để nhà trai tỏ lòng tôn trọng nhà gái. Cho nên trước khi ăn hỏi, nhà trai đến nhà gái xin ý kiến về vấn đề này, thường thì nhà gái không nêu yêu cầu cụ thể mà nói “Tuỳ thuộc vào nhà trai“, âu cũng là nét đẹp văn hoá thể hiện tình cảm và mối giao hoà giữa nhà trai và nhà gái.

3. Ăn hỏi
Đồ lễ ăn hỏi có rất nhiều thứ tuy nhiên nó tuỳ thuộc vào mỗi gia cảnh. Ví dụ như bánh cốm, bánh su sê, chè, thuốc lá, rượu, hạt sen, trầu cau, ... có gia đình còn có lợn sữa quay. Lễ vật nhiều, ít cũng như đã nói ở trên nhưng không thể thiếu bánh “Su sê”, nguyên xưa gọi là bánh “Phu thê”, một số địa phương nói chệch thành bánh “Su sê”. Sở dĩ gọi là bánh “Phu thê” (chồng vợ) vì đó là biểu tượng của đôi vợ chồng phận đẹp duyên ưa: Ngoài thì vuông tròn, trong lại mềm dẻo, ngọt ngào, thơm tho, xanh thắm. Bánh cũng là biểu tượng của đất trời (trời tròn, đất vuông) có âm dưng ngũ hành: ruột trắng, nhân vàng, hai vỏ xanh úp lại buộc bằng sợi dây hồng.

4. Lễ xin dâu có ý nghĩa gì?
ễ này rất đơn giản: Trước giờ đón dâu nhà trai cử một hoặc hai người thường là bà bác, bà cô, bà chị của chú rể đưa một cơi trầu, một be rượu đến xin dâu, báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, để nhà gái sẵn sàng đón tiếp. Trường hợp hai gia đình cách nhau quá xa hoặc quá gần, hai gia đình có thể thỏa thuận với nhau miễn bớt lễ này hoặc nhập lễ xin dâu và đón dâu làm một. Cách nhập lễ xin dâu và đón dâu tiến hành như sau: Khi đoàn đón dâu đến ngõ nhà gái, đoàn dừng lại chỉnh đốn trang y, sắp xếp lại thứ tự ai đi trước, ai đi sau, trong khi đó một cụ già đi đầu họ cùng một người đội lễ (một mâm quả trong đó đựng trầu, cau, rượu...) vào trước đặt lên bàn thờ, thắp hương vái rồi trở ra đưa đoàn vào làm lễ chính thức đón dâu. Lễ này tiến hành rất nhanh. Thông thường nhà gái vái chào đáp lễ xong, chủ động xin miễn lễ rồi một vị huynh trưởng cùng ra luôn để đón đoàn nhà trai vào.

5. Tổ chức lễ cưới (thường là cùng với tiệc cưới)
gày nay, các đám cưới đã bắt đầu tổ chức với phong cách mới với hình thức tiệc trà theo nếp sống mới, hay tiệc đứng, tiệc mặn. Tiệc cưới là buổi tiệc của gia đình tổ chức để mời họ hàng, bè bạn, người thân đến để chung vui đồng thời là lễ ra mắt của cô dâu, chú rể đối với họ hàng, bạn bè và người thân của họ. Bữa tiệc này thường được tổ chức rất trang trọng. Tiệc cưới được nhà trai và nhà gái tổ chức riêng hay chung tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và sự lựa chọn của chính họ.

6. Lễ lại mặt có ý nghĩa gì?
Lễ thành hôn, tơ hồng, hợp cẩn xong xuôi, hai vợ chồng tân hôn trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên ông bà cha mẹ, đi chào họ hàng thân nhân bên nhà gái sau đó đón bố mẹ và vài thân nhân sang nhà chú rể. Kể từ buổi đó, mẹ cô dâu mới chính thức tới nhà chú rể và nhà thông gia, vì trong lễ cưới, mẹ cô dâu (có nơi cả bố) không đi đưa dâu. Lễ lại mặt thường tiến hành vào ngày thứ hai hoặc thứ tư sau ngày cưới (gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ) tuỳ theo khoảng cách xa gần và hoàn cảnh cụ thể mà định ngày. Thành phần chủ khách rất hẹp, chỉ gói gọn trong phạm vi gia đình.
Phỏng theo tục cổ Trung Quốc: nếu trong lễ lại mặt, có cái thủ lợn cắt lỗ tai tức là ngầm báo với nhà gái rằng nhà trai trả lại, vì con gái ông bà đã mất trinh (Đêm tân hôn có lót giấy bản, gọi là giấy thám trinh, để xem người con gái còn trinh tiết hay không. Nếu còn trinh thì trên giấy bản sẽ có mấy giọt máu. Mã Giám Sinh sau khi cưỡng ép phá trinh nàng Kiều xong dùng "Nước vỏ Lựu", "Máu mào gà" hòng lường gạt làng chơi tưởng nhầm là Kiều vẫn còn trinh).

Trường hợp hai nhà xa xôi cách trở, ông già bà lão thì nên miễn cho nhau, cô dâu chú rể nếu bận ông tác cũng nên được miễn thứ. Nếu điều kiện cho phép thì nên duy trì, vì lễ này mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp:
- Nhắc nhủ con đạo hiếu, biết tạ ơn sinh thành, coi bố mẹ vợ cũng như bố mẹ mình.
-Thắt chặt và mở rộng mối quan hệ thông gia, họ hàng ngay từ buổi đầu, tình cảm được nhân đôi.
- Hai gia đình cùng trao đổi rút kinh nghiệm về việc tổ chức hôn lễ và bàn bạc về trách nhiệm của hai bên bố mẹ trong việc tác thành cuộc sống cho đôi trẻ trong tương lai.

26/12/11

ĐÃ CHẾT CHƯA ?


Một nhà thám hiểm đi vào rừng Amazon và bị một bộ tộc ăn thịt người bắt giữ. Nhà thám hiểm sợ quá kêu lên “chết con rồi chúa ơi !”
Bỗng từ trên trời cao có tiếng vọng xuống
- Không con chưa chết đâu, hãy nghe lời ta : nhặt hòn đá dưới chân lên và đập vào đầu tên thủ lĩnh đang đứng ngay trước mặt con ấy !
Nhà thám hiểm vội nghe theo: nhặt hòn đá lên rồi đập vào đầu tên thủ lĩnh trước mặt . Cả bộ tộc ăn thịt người ồ lên giận dữ.
Từ trên trời cao, tiếng vọng lúc nãy lại vang lên:
-Đấy, bây giờ con mới chết cơ…

19/12/11

Thành thật với tình yêu


Nàng: Anh có hút thuốc bao giờ không?

Chàng: Không bao giờ.

Nàng: Vậy anh có uống rượu chứ?

Chàng: Đời anh chưa từng uống một giọt rượu nào.

Nàng: Thế còn cờ bạc? Chắc anh cũng có chơi chứ?

Chàng: Không khi nào, em biết đấy.

Nàng: Vậy ngoài em ra, anh còn để ý đến cô nào không?

Chàng: Em phải tin anh chứ. Anh chỉ có duy nhất em mà thôi!

Nàng: Nhưng anh cũng phải có một thói xấu gì đó chứ?

Chàng: À, đúng là thỉnh thoảng anh có hay nói dối.

18/12/11

Ma


Một chàng trai trên đường về nhà đi ngang qua 1 nghĩa địa. Bỗng anh ta nghe tiếng gõ lốc cốc từ trong nghĩa địa vang ra. Anh ta hoảng hốt, tưởng là có ma, nhìn vào nghĩa địa anh ta mới thấy một ông già đang đục khoét cái gì đó trên một bia mộ.
Anh bảo: - "Lạy chúa, ông làm tôi tưởng là ma chứ!!
Ông đang làm gì ở đây vậy?"
Ông già trả lời:- "Khỉ thật, đứa nào khắc sai tên tao..."

14/12/11

Hoa với rượu


Thấy rét u tôi bọc lại mền
Cô hàng cất rượu ủ thêm men
Mẹ cha mất sớm còn em nhỏ
Say cả tư mùa cho khách quen

Em nhỏ là Nhi, bạn nhỏ tôi
Suốt ngày hai đứa nhẩn nha chơi
Chị Nhi bán rượu đôi chiều chợ
Vẫn nhớ mua quà cho cả đôi

Hai đứa thường nhân buổi vắng nhà
Người ta bắt chước chị người ta!
Ra vườn nhặt những hoa cam rụng
Về bỏ đầy nồi cất nước hoa.

Nước hoa tuy chẳng thơm là mấy
Hai đứa bôi đầy cả tóc nhau
Hí hửng bảo nhau: "Thơm đấy chứ
Nước hoa ngoài tỉnh thấm vào đâu!"

Một tối nhà Nhi có giỗ thầy
Chị Nhi cho uống rượu cay cay
Chừng đâu chén nhỏ làm hai đứa
Mắt đỏ lên rồi chếnh choáng say

Hai đứa ôm nhau đánh giấc dài
Bất đồ ngủ đến sáng ngày mai
Chị Nhi cứ chế làm sao ấy
Hai đứa nhìn nhau ngớ ngẩn cười

Chị Nhi thường nói với u tôi:
"Hai đứa, thưa bà, đến đẹp đôi"
U tôi cười đáp ngay như thật:
"Tôi có nàng dâu giúp đỡ rồi!"

Thuở ấy làm sao thật thái bình
Trai hiền bạn với gái đồng trinh
Đời say men rượu thơm hoa rụng
Tràn những thơ ngây ngập cảm tình

ấy thế mà rồi cách biệt nhau
Nhà Nhi không biết dọn đi đâu
Mình tôi trời bắt làm thi sĩ
Mẹ mất khi chưa kịp bạc đầu

Bỏ lại vườn cam bỏ mái gianh
Tôi đi dan díu với kinh thành
Hoa thơm mơ mãi vườn tiên giới
Chuốc mãi men say rượu ái tình

Rượu ái tình kia là thuốc độc
Vườn trần theo bướm phấn hương bay
Đời tôi sa mạc, ôi sa mạc
Hoa hết thơm rồi, rượu hết cay

Trǎm sầu nghìn tủi mình tôi chịu
Ba bốn nǎm rồi nǎm sáu nǎm
Khóc vụng mỗi lần tôi nhớ lại
Men nồng gạo nếp nước hoa cam

Xa lắm rồi Nhi, Muộn lắm rồi
Bẽ bàng lắm lắm nữa Nhi ơi!
Từ ngày Nhi bỏ nơi làng cũ
Mộng ngát duyên lành cũng bỏ tôi

Chắc ở nơi nào dưới mái gianh
Chị em Nhi vẫn sống yên lành
Chị Nhi cất rượu cho Nhi bán
Hồn vẫn trong mà mộng vẫn trinh

Ngày xưa còn bé Nhi còn đẹp
Huống nữa giờ Nhi đã đến thì
Tháng tháng mươi mười lǎm buổi chợ
Cho người thiên hạ phải say Nhi.

Xóm chị em Nhi ở mấy nhà?
Bến đò đông vắng? Chợ gần xa?
Nhà Nhi thuê có vườn không nhỉ
Vườn có giồng cam có nở hoa?

Mơ tưởng vu vơ lòng dối lòng
Thực ra có phải thế này không
Chị Nhi đã lấy chồng nǎm trước
Nhi đến nǎm sau lại lấy chồng?

Ước gì trên bước đường lưu lạc
Một buổi chiều nào lạnh gió mưa
Gõ cửa nhà ai xin ngủ trọ
Giật mình tôi thấy tiếng Nhi thưa

Ngồi bên lò rượu đêm hôm đó
Nhi rót đưa tôi nước rượu đầu
Nhắc lại ngày xưa mà thẹn lại
Ngậm ngùi hai đứa uống chung nhau

Tôi kể: "U tôi đã mất rồi
Cửa nhà còn có một mình tôi..."
Nhi rằng: "ngày trước u thường nói
Hai đứa mình trông đến đẹp đôi...".

Chị em mới lấy chồng nǎm trước
Chồng chị giồng cam ở mé sông
Em ở mình đây nhà trống trải
Trǎng vàng đầy ngõ gió mênh mông..."

Như truyện Tương Như và Trác Thị
Đưa nhau về ở đất Lâm Cùng
Vườn xuân trắng xóa hoa cam rụng
Tôi với em Nhi kết vợ chồng

Rượu cất kì ngon men ủ khéo
Say người thiên hạ lại say nhau
Chiều chiều hai đứa sang thǎm chị
Chồng hái hoa cho vợ giắt đầu

Chao ơi! là mộng hay là thực?
Là thực hay là mộng bấy lâu?
Hai đứa sống bằng hoa với rượu
Sống vào trời đất, sống cho nhau

Nhưng mộng mà thôi mộng mất thôi
Hoa thừa rượu ế ấy tình tôi
Xa rồi vườn cũ hoa cam rụng
Gặp lại nhau chi, muộn mất rồi 

Trắc nghiệm tâm lý


Chồng bàn với vợ:
- Anh đặt lên bàn ba thứ để xem con mình sẽ lấythứ gì. Nếu nó lấy tờ 100 USD, tương lai nó sẽ là nhà tài chính.Nếu lấy cây viết, nó sẽ là nhà văn, còn nếu cầm quyển kinh thì nósẽ làm linh mục.

Lát sau, cậu con vào phòng vớ cả ba thứ rồi chạyra ngoài. Trong khi vợ còn đần mặt trước tình huống bất ngờ, chồng lẩm bẩm:

- Phương án thứ tư...

Vợ sốt ruột hỏi:

- Là sao hở anh?

- Là ăn cướp chứ còn sao nữa!

13/12/11

Ghen


Cô nhân tình bé của tôi ơi
Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười
Những lúc có tôi và mắt chỉ
Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi.

Tôi muốn cô đừng nghĩ đến ai
Đừng hôn dù thấy cánh hoa tươi
Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ
Đừng tắm chiều nay biển lắm người

Tôi muốn mùi thơm của nước hoa
Mà cô thường xức chẳng bay xa
Chẳng làm ngay ngất người qua lại
Dẫu chỉ qua đường khách lại qua.

Tôi muốn những đêm đông giá lạnh
Chiêm bao đừng lẩn quẩn bên cô
Bằng không tôi muốn cô đừng gặp
Một trẻ trai nào trong giấc mơ.

Tôi muốn làn hơi cô thở nhẹ
Đừng làm ẩm áo khách chưa quen.
Chân cô in vết trên đường bụi
Chẳng bước chân nào được dẫm lên.

Nghĩa là ghen quá đấy mà thôi
Thế nghĩa là yêu quá mất rồi
Và nghĩa là cô là tất cả
Cô là tất cả của riêng tôi.

12/12/11

Cô Hàng Xóm


Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn
Hai người sống giữa cô đơn
Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi.

Giá đừng có dậu mùng tơi
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng.
Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng...
Có con bướm trắng thường sang bên này.

Bướm ơi! Bướm hãy vào đây!
Cho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôi ...
Chả bao giờ thấy nàng cười,
Nàng hong tơ ướt ra ngoài mái hiên.

Mắt nàng đăm đắm trông lên...
Con bươm bướm trắng về bên ấy rồi!
Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi,
Tôi buồn tự hỏi : Hay tôi yêu nàng?

- Không, từ ân ái lỡ làng
Tình tôi than lạnh, tro tàn làm sao ?
Tơ hong nàng chả cất vào
Con bươm bướm trắng hôm nào cũng sang.

Mấy hôm nay chẳng thấy nàng
Giá tôi cũng có tơ vàng mà hong
Cái gì như thể nhớ mong
Nhớ nàng? Không! Quyết là không nhớ nàng!

Vâng, từ ân ái lỡ làng
Lòng tôi riêng nhớ bạn vàng ngày xưa .
Tầm tầm trời cứ đổ mưa
Hết hôm nay nữa là vừa bốn hôm.

Cô đơn buồn lại thêm buồn
Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi?
Hôm nay mưa đã tạnh rồi!
Tơ không hong nữa, bướm lười không sang.

Bên hiên vẫn vắng bóng nàng
Rưng rưng... tôi gục xuống bàn rưng rưng...
Nhớ con bướm trắng lạ lùng!
Nhớ tơ vàng nữa, nhưng không nhớ nàng.

Hỡi ơi! Bướm trắng, tơ vàng!
Mau về mà chịu tang nàng đi thôi!
Đêm qua nàng đã chết rồi
Nghẹn ngào tôi khóc... quả tôi yêu nàng.

Hồn trinh còn ở trần gian?
Nhập vào bướm trắng mà sang bên này. 

4/12/11

3 con heo và con cao thời @...


Ba con heo , heo A tên là "Ai" , heo B tên là "Ở Đâu" , heo C tên là "Cái Gì" . Có một hôm , heo A và heo B đứng trước cửa , heo C thì ở trên gác . Một con sói phát hiện và muốn ăn thịt chúng, thế là chạy lại trước mặt heo A...

Sói : Mày là ai ??
Heo A : uh !!
Sói : cái gì ??
Heo A : cái gì trên gác .
Sói : tao hỏi mày tên gì ??
Heo A : tôi là ai !!

-Sói lại quay sang hỏi heo B...

Sói : mày là ai ??
Heo B : tôi không phải là ai, nó là ai. (chỉ sang heo A)
Sói : mày quen nó ??
Heo B : uh .
Sói : nó là ai ??
Heo B : đúng thế .
Sói : cái gì ??
Heo B : cái gì trên gác .
Sói : ở đâu ??
Heo B : ở đâu là tôi .
Sói : ai ???
Heo B : nó là ai !! (lại chỉ sang heo A)
Sói : sao tao biết được .
Heo B : ông tìm "ai" ??
Sói : cái gì ??
Heo B : cái gì trên gác .
Sói : ở đâu ??
Heo B : là tôi .
Sói : ai ??
Heo B : tôi không phải là ai, nó là ai .(tiếp tục chỉ sang heo A)
Sói : trời ơi !!
Heo A+B : "trời ơi" là ba của chúng tôi .
Sói : cái gì là ba của chúng mày à ??
Heo B : không phải.

Sói chịu hết nỗi, lớn tiếng quát: tại sao...???
Heo A+B : ông quen ông nội chúng tôi hả ??
Sói : cái gì ??
Heo A : cái gì trên gác, tại sao là ông nội chúng tôi .
Sói : tại sao ??
Heo A : đúng rồi .
Sói : cái gì ??
Heo A : không, cái gì ở trên gác .
Sói : ai ??
Heo A : tôi là ai .
Sói : mày là ai ??
Heo A : uh , tôi là ai .
Sói : cái gì ??
Heo A+B : nó trên gác.

...Sói cắn lưỡi tự sát